(CTN) - Dù vẻ đẹp của đồi chè Thái Nguyên khiến nhiều bạn trẻ xuýt xoa. Nhưng đừng quên, ở miền đất Tổ có những Đồi chè bát úp thơ mộng ở Tân Sơn Phú Thọ đã tới là bạn mê tít.
1/ Vẻ đẹp của đồi chè bát úp
Dọc miền Tổ quốc, không thiếu gì những đồi chè xanh mướt ở Mộc Châu, đồi chè Thái Nguyên, Đà Lạt…
Và sẽ thật thiếu sót, nếu bạn bỏ quên đồi chè ở rộng lớn, xanh mơn mởn ở vùng đất Tổ.
Và những người con quê hương Phú Thọ, không ai không biết đến câu thơ “rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”. Quả thực vậy, khác với các đồi chè Thái Nguyên, đồi chè nơi đây làm bạn sẽ thấy thật sự ngỡ ngàng trước một sắc xanh tuyệt đẹp.
Giống như đất chè Thái Nguyên, cây chè ở Tân Sơn cũng là loại cây kinh tế chính của vùng với sản phẩm chè nổi tiếng khắp cả nước. Từ lâu cây chè đã bén duyên ở hầu khắp các xã, người ta trồng chè trong vườn nhà, chè mọc lẫn trên đất rừng với đủ các giống loại.
Với tổng diện tích xấp xỉ 3.000 ha, Tân Sơn là huyện có diện tích chè lớn thứ hai của tỉnh, chỉ sau huyện Đoan Hùng. Trong đó diện tích chè kinh doanh gần 2.700 ha. Diện tích này cũng còn ít hơn diện tích chè Thái Nguyên.
Ngoài giá trị về kinh tế, Đồi chè bát úp thơ mộng ở Tân Sơn Phú Thọ đẹp như tranh vẽ. Nổi bật trong số đó là đồi chè Long Cốc – được giới trẻ mệnh danh là đồi chè hình bát úp. Nơi đây đã thu hút các bạn trẻ rủ nhau khám phá vào dịp cuối tuần.
Những đồi chè đang vào vụ thu hoạch khoe sắc xanh mơn mởn, điểm xuyết trong những tán lá là những bông hoa chè trắng muốt. Người dân huyện Tân Sơn cho biết, chè búp, chè tươi và chè hạt đều là những đặc sản của vùng đất Phú Thọ. Hoa chè nở, cũng là thời khắc báo hiệu mùa hoa mơ.
2/ Cùng với chè Thái Nguyên làm phong phú hương vị trà Việt
Nếu như chè Thái Nguyên là do các hộ dân trồng, thì ở đây, chè của công nhân các xí nghiệp, chè dân đan xen tạo thành những đồi mênh mông. Mỗi dịp xuân về những đồi chè xanh lại mơn mởn búp tươi, mang lại sự no ấm cho bao người.
Gần đây nhiều hộ đầu tư mua máy hái chè, máy đốn chè, máy phun thuốc sâu… giúp giải phóng lao động thủ công vất vả, nâng cao hiệu quả. Do vậy rất nhiều hộ dân trên địa bàn có vài ba ha chè, hàng năm thu nhập vài trăm triệu đồng.
Các giống chè Phúc vân tiên, Bát tiên, nhất là chè Shan, ngay cả các giống chè lai cũng chỉ dùng để chế biến chè đen, thay vì chế biến chè xanh cao cấp như vùng chè Thái Nguyên. Nếu đầu tư chế biến thành chè Ô long đặc sản giá sẽ cao gấp 5-7 lần chè đen, chè xanh hiện nay.
Về diện tích, mục tiêu đến năm 2020 huyện Tân Sơn Phú Thọ xác định ổn định trong phạm vi trên dưới 3.000 ha. Để duy trì Đồi chè bát úp thơ mộng ở Tân Sơn Phú Thọ, huyện chủ trương tập trung cải tạo, ưu tiên mở rộng diện tích chè đặc sản và phát triển du lịch.